Bánh gai làng Giá ăn một lần sẽ chẳng thể nào quên
Ngày 26.2, ông Lê Quốc Phong, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp, trao quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc điều động, chỉ định ông Nguyễn Phước Thiện, Tỉnh ủy viên, Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp, tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ, Ban Thường vụ Thành ủy và giữ chức Bí thư Thành ủy Sa Đéc, nhiệm kỳ 2020 - 2025.Tại buổi trao quyết định, ông Lê Quốc Phong đánh giá cao kinh nghiệm và năng lực của ông Nguyễn Phước Thiện, dù trải qua ở vị trí công tác nào cũng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Giao nhiệm vụ cho tân Bí thư Thành ủy Sa Đéc, ông Lê Quốc Phong cho biết, Sa Đéc là thành phố có vai trò quan trọng trong sự phát triển chung của tỉnh Đồng Tháp. Đề nghị ông Nguyễn Phước Thiện tiếp tục phát huy năng lực, nhanh chóng tiếp cận nhiệm vụ mới, đoàn kết cùng Ban Thường vụ Thành ủy Sa Đéc lãnh đạo phát triển địa phương, thu hút đầu tư vào địa bàn và tập trung thực hiện thành công Đại hội điểm Đảng bộ TP.Sa Đéc nhiệm kỳ 2025 - 2030.Ông Nguyễn Phước Thiện (47 tuổi) có trình độ tiến sĩ quản lý. Trước khi giữ chức Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp, ông từng trải qua các chức vụ Phó chủ tịch UBND TP.Cao Lãnh; Giám đốc Sở NN-PTNT Đồng Tháp.Bạc Liêu: Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè với nhiều mô hình hiệu quả
Vietnam Airlines chuẩn bị đón thêm 'siêu máy bay' tiếp sức cao điểm hè
Tại phiên họp thứ 6 của Hội đồng tư vấn triển khai Nghị quyết 98/2023 của Quốc hội, lãnh đạo TP.HCM đã giao Công ty CP Đầu tư hạ tầng kỹ thuật TP.HCM (CII) nghiên cứu và đề xuất ý tưởng phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng (TOD) tại khu vực Hàng Xanh, quận Bình Thạnh (dự án TOD Hàng Xanh).Theo ý tưởng mà doanh nghiệp này đề xuất trước đó, phạm vi nghiên cứu dự án là hơn 51 ha từ ngã tư Hàng Xanh về Bình Triệu, trên 4 trục đường chính gồm Điện Biên Phủ, Nguyễn Xí, Đinh Bộ Lĩnh và Xô Viết Nghệ Tĩnh. Tổng mức đầu tư sơ bộ khoảng 216.000 tỉ đồng (tương đương hơn 8,5 tỉ USD).Lãnh đạo CII đặt mục tiêu dự án TOD Hàng Xanh sẽ thực hiện chỉnh trang đô thị, tái định cư tại chỗ cho người dân bị ảnh hưởng, nâng cấp hạ tầng và cải thiện chất lượng sống. Bên cạnh đó là giải quyết triệt để tình trạng ùn tắc giao thông, tăng cường kết nối tại các khu vực trọng điểm như Hàng Xanh, ngã 5 Đài Liệt Sỹ, cầu Bình Triệu.Trong quá trình thực hiện dự án, CII cũng ứng dụng giao thông xanh và giao thông số nhằm tối ưu hóa việc di chuyển và giảm thiểu tác động môi trường, triển khai phương tiện vận chuyển không người lái để phục vụ giao thông và kết nối với giao thông công cộng, tạo ra một môi trường sống hiện đại, tiện nghi. Từ đó, giúp cư dân cảm thấy thoải mái và thuận lợi khi sinh sống tại khu vực dự án TOD Hàng Xanh.Đặc biệt hơn, TOD Hàng Xanh sẽ được xây dựng các công trình điểm nhấn, chung cư cao tầng, mảng xanh và các công trình công cộng nhằm nâng cao tính thẩm mỹ và tiện ích đô thị. Đồng thời, phát triển không gian đô thị ngầm, khai thác tối đa tiềm năng phát triển để tạo lập trung tâm vận chuyển công cộng. Song song đó là kết nối giao thông công cộng bao gồm tuyến metro theo quy hoạch và phát triển các khu vực văn hóa, thể thao, y tế, giáo dục, trung tâm thương mại, dịch vụ.Mô hình TOD cho phép chỉnh trang đô thị, phát triển đô thị nén và phát triển giao thông công cộng cho cả khu vực này. Từ đó, TOD Hàng Xanh được kỳ vọng sẽ giải quyết các bài toán về kẹt xe, khói bụi, ngập nước..."Chúng tôi mong muốn dự án này sẽ mang lại không gian sống giống như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore... đưa khu vực trở thành nơi đáng sống. Không chỉ tái cấu trúc đô thị, TOD Hàng Xanh còn chú trọng phát triển không gian ngầm, thương mại giải trí hấp dẫn, chắc chắn sẽ là sự lựa chọn hàng đầu của người dân. Lúc này, TOD Hàng Xanh sẽ gắn liền với giao thông công cộng sức chở lớn, giải quyết các bài toán về giao thông" - lãnh đạo CII thông tin.Liên quan đến vấn đề tái định cư, phía doanh nghiệp và đơn vị nghiên cứu đang lên kế hoạch tái định cư người dân tại chỗ, giá đất sẽ bằng với giá thị trường. CII sẽ làm hình thức cuốn chiếu, khai thác tại chỗ để người dân có thêm sự lựa chọn. Những nội dung trên hiện vẫn đang dừng ở mức ý tường. CII cho biết sẽ mời đơn vị tư vấn nước ngoài hàng đầu để nghiên cứu, xây dựng kế hoạch cụ thể và trình các cấp có thẩm quyền để dự án TOD khả thi, hiệu quả nhất.Theo đại diện Sở GTVT TP.HCM, dự án TOD Hàng Xanh chưa nằm trong quy hoạch giao thông nhưng được UBND TP giao cho CII nghiên cứu theo Nghị quyết 98. TP.HCM đã có đề án nghiên cứu 6 vị trí để phát triển đô thị theo định hướng TOD và CII là đơn vị được giao nghiên cứu, đề xuất ý tưởng dự án TOD Hàng Xanh với tổng vốn đầu tư dự kiến hơn 8,5 tỉ USD.Sau khi nghiên cứu, từ ý tưởng đến thực hiện báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và từng bước thẩm định dự án để trình UBND TP.HCM. Dự án này không chỉ giải quyết bài toán giao thông còn mang đến nhiều hơn thế. TOD sẽ gắn với giao thông công cộng sức chở lớn - đó là metro, để tái cấu trúc mạng lưới giao thông, thay đổi diện mạo đô thị TP.HCM.Nút giao Hàng Xanh cùng 2 tuyến Xô Viết Nghệ Tĩnh, Đinh Bộ Lĩnh là 3 trong số 24 điểm nguy cơ ùn tắc giao thông tại TP.HCM. Đây cũng là những điểm đen kẹt xe thuộc nhóm "chưa có dấu hiệu chuyển biến", theo đánh giá của Sở GTCC. Mật độ xe vượt quá năng lực thiết kế, nhiều đoạn đường bị lấn chiếm khiến khu vực cửa ngõ này của thành phố thường xuyên ùn tắc nghiêm trọng, nhất là vào khung giờ cao điểm. Không chỉ kẹt xe, tình cảnh ngập nước, triều cường cũng diễn biến phức tạp tại khu vực này. Người dân luôn phải chuẩn bị sẵn ván, các vật dụng để ngăn nước ập vào nhà mỗi khi triều cường lên.Do đó, dự án TOD Hàng Xanh được kỳ vọng sẽ sớm triển khai và phát huy hiệu quả, mang đến cuộc sống tốt đẹp hơn cho người dân TP.HCM.
Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên và đoàn công tác vào ngày 18.3 có cuộc làm việc với một số đơn vị tại TP.HCM về vấn đề sản xuất thuốc, vắc xin, sinh phẩm y tế.Tại cuộc làm việc, ông Nguyễn Ngô Quang, Cục trưởng Cục Khoa học công nghệ và đào tạo (Bộ Y tế) cho biết, trong lĩnh vực khoa học công nghệ, ngành y tế đang triển khai ba tổ hợp. Trong đó tổ hợp thứ ba là phát triển công nghệ sinh học, đây là một trong những ưu tiên hàng đầu mà ngành y tế tập trung.Đó là công nghệ nghiên cứu và sản xuất vắc xin, bao gồm sinh phẩm chẩn đoán, sinh phẩm điều trị. Với mục tiêu phát triển vắc xin thế hệ mới và sinh phẩm chẩn đoán, thuốc sinh học để phòng ngừa, điều trị các loại bệnh, đặc biệt là bệnh truyền nhiễm, các bệnh phức tạp. "Trước đây vắc xin với quan điểm là để phòng bệnh, còn hiện nay tiếp cận vắc xin là để điều trị, nhất là các bệnh mà thuốc tân dược hoặc phương pháp điều trị khác thất bại, không có hiệu quả. Như vậy, việc phát triển công nghệ sinh học, đặc biệt là công nghệ vắc xin hết sức quan trọng", ông Nguyễn Ngô Quang nói.Cũng theo ông Nguyễn Ngô Quang, trên thế giới có rất nhiều công nghệ sản xuất vắc xin nhưng hiện công nghệ mới (mRNA) dần thay thế công nghệ truyền thống. Ngành y tế Việt Nam xác định tập trung vào công nghệ mới, đặc biệt là để sản xuất vắc xin để điều trị."Sau 20 năm, Việt Nam đã có 8 trung tâm nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng vắc xin. Cùng với đó có các nghiên cứu ở cộng đồng, bệnh viện. Hệ thống quản lý phát triển vắc xin của Việt Nam cũng đã được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công nhận. Việt Nam đã nghiên cứu, sản xuất 11/12 vắc xin phục vụ cho chương trình tiêm chủng mở rộng. Việt Nam cũng đã tiến hành gần 30 nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng vắc xin theo tiêu chuẩn quốc tế và dần làm chủ công nghệ sản xuất vắc xin tiên tiến. Hội đồng đạo đức của Bộ Y tế cũng được Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) công nhận", ông Nguyễn Ngô Quang chia sẻ.Tuy nhiên, ông cũng nhìn nhận những khó khăn. Theo đó, phát triển vắc xin bao giờ cũng đòi hỏi đầu tư rất lớn, trang thiết bị đồng bộ và chuyên sâu, đội ngũ nhân lực trình độ cao. Mặt khác, nghiên cứu an toàn miễn dịch, đặc biệt là hiệu quả bảo vệ của vắc xin với thời gian có thể kéo dài 10 - 15 năm. Ngoài ra, việc chuyển giao công nghệ và sở hữu bản quyền cũng còn là thách thức. Chính vì vậy, Bộ Y tế đã ban hành 5 chương trình, trong đó có chương trình riêng cho nghiên cứu, sản xuất vắc xin, là cơ sở giúp cho các đơn vị phối hợp triển khai trên cơ sở nền tảng công nghệ thông minh. Trong năm 2025, ngành ưu tiên cho 4 dự án khoa học công nghệ đột phá, trong đó có dự án nghiên cứu, chuyển giao công nghệ vắc xin, đặc biệt là vắc xin công nghệ mRNA. Ông Nguyễn Ngô Quang cam kết, Bộ Y tế sẽ tạo điều kiện tối đa cho các đơn vị hợp tác quốc tế phát triển nghiên cứu, sản xuất vắc xin. Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên, không phải khi dịch xảy ra mới tiêm phòng vắc xin, mà cần một chiến lược dài hạn và nền tảng khoa học công nghệ vững chắc. Đó là chủ động dự báo, chủ động nghiên cứu sản xuất các loại vắc xin mới để sẵn sàng tiêm ngừa, để dịch bệnh không xảy ra, hạn chế nguy cơ cao nhất xảy ra dịch. Đó là mục tiêu chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân."Ngành y tế thúc đẩy nghiên cứu, ứng dụng công nghệ tiên tiến, trong đó có trọng điểm, xây dựng nội lực để sản xuất vắc xin, thuốc sinh học, thuốc chống ung thư… để có sản phẩm hàng đầu, chất lượng cao", Thứ trưởng Bộ Y tế nói.Cũng theo Thứ trưởng Bộ Y tế, hiện nay Việt Nam có trên 100 triệu dân và ý thức chăm sóc sức khỏe, phòng chống bệnh tật của người dân rất cao. Trong đó, một trong những giải pháp chăm sóc sức khỏe ban đầu, dự phòng bệnh truyền nhiễm là tiêm vắc xin. "Bộ Y tế đánh giá cao nỗ lực của các tổ chức nghiên cứu đã không ngừng tìm kiếm mô hình hợp tác mới, sáng tạo để đưa Việt Nam đến gần hơn mục tiêu tự chủ trong sản xuất vắc xin. Đảm bảo nguồn cung ứng ổn định và chất lượng cao", Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên nói.Ông Tuyên yêu cầu các đơn vị trong nước phát triển đội ngũ chất lượng cao, thúc đẩy nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng xây dựng một hệ thống quản lý chất lượng đạt chuẩn quốc tế. Đây là yếu tố cốt lõi để Việt Nam không chỉ sản xuất vắc xin cho nhu cầu sản xuất trong nước mà còn vươn ra quốc tế.Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên, hiện Việt Nam đang tiêm 10 loại vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng. Theo lộ trình đề ra, đến năm 2030 sẽ thêm 4 loại vắc xin vào chương trình. Do vậy, sản xuất vắc xin trong nước cần đáp ứng được tất cả các vắc xin này.
6 điều phụ nữ thấy hấp dẫn nhất ở đàn ông, bạn được mấy điều?
Cũng như nhiều tiểu thương khác, bà Sen quanh năm quanh quẩn ở chợ, ít dịp được gặp gỡ bạn bè, vui chơi. Đồng cảm và thương nhiều chị em cũng như mình, bà lập nhóm nhảy dân vũ, biến chợ thành sân khấu với phông nền biểu diễn là sạp thịt, gian rau củ…, lan tỏa năng lượng tích cực.Bà Sen bán thịt bò ở chợ Nam Dong đã 30 năm, là người năng động, thích văn nghệ. Ba năm trước, con gái của bà tải các ứng dụng mạng xã hội để mẹ tham gia, kết bạn. Nhờ vậy, người mẹ 3 con cập nhật được trào lưu, xu hướng mới của giới trẻ. Thấy nhiều người quay video cuộc sống thường ngày, ca hát, nhảy múa…, bà cũng học theo.Khoảng 2 năm nay, cứ khoảng 11 giờ, gần trưa vãn khách, bà Sen cùng nhiều tiểu thương khác nhảy múa, diễn kịch ngắn; mục đích là để giải tỏa căng thẳng, tìm tiếng cười, niềm vui sau buổi sáng làm việc. Thỉnh thoảng, bà Sen đăng video lên mạng xã hội, nhận được nhiều bình luận tích cực, có nhiều video thu hút cả triệu lượt xem."Mục đích của chúng tôi là muốn truyền năng lượng tích cực, vui vẻ đến với cộng đồng. Cả thời thanh xuân chị em tiểu thương chúng tôi gắn bó với góc chợ nhỏ. Lo cho con cái trưởng thành thì chúng tôi cũng sắp già rồi. Thay vì đợi ai đó mang lại niềm vui thì mình tự tạo ra ngay tại nơi mình làm việc vậy", bà Sen nói.Đội "nghệ sĩ chợ" của bà Sen gồm các tiểu thương bán thịt bò, thịt heo, rau củ, bún, đồ gia dụng... Nhóm thường nhảy những điệu tự do theo các bài nhạc đang thịnh hành. Gần đây, mọi người thích điệu Rumba nên cũng đang tập luyện. Tiếng là tập nhưng bà Sen chỉ hướng dẫn qua các động tác đơn giản, sau đó mọi người nghe nhạc và nhảy theo khả năng.Bà Bùi Thị Luyến (54 tuổi), bán bún ở chợ được 15 năm, cho biết: "Cứ khoảng 11 giờ vắng khách là đến giờ của chúng tôi vì lúc đó mới rảnh. Chị em trong nhóm hầu hết trên 40 tuổi, các chị trên 60 tuổi cũng tham gia nhảy nữa. Từ ngày tham gia nhóm nhảy ở chợ, tôi thấy yêu đời hơn, trẻ ra".Cũng như bà Luyến, bà Phạm Thị Mát (50 tuổi) bán thịt heo ở chợ 30 năm nay cũng khẳng định từ khi tham gia nhóm, bà thấy tinh thần và sức khỏe tốt hơn. Chưa kể, tinh thần đoàn kết, tình cảm các chị em dưới "mái nhà chợ Nam Dong" ngày càng tốt hơn.Tuy mỗi ngày chỉ tranh thủ khoảng 30 phút buổi trưa để tập luyện, nhưng ai nấy đều thấy năng lượng được nạp đầy sau buổi sáng dậy sớm làm việc. "Chúng tôi thường không tập nhiều đâu, có khi đang nhảy quay video thì khách gọi, phải bỏ ngang để đi bán. Nhờ có nhóm mà chúng tôi được đi đây đó, đi giao lưu văn nghệ, học hỏi thêm nhiều điều mới", bà Mát nói.Bà Sen chia sẻ, đứng sạp hàng buôn bán tuy không quá vất vả, nhưng thời gian ở chợ có khi còn nhiều hơn ở nhà. Tuy là công việc tự do, làm chủ được thời gian nhưng vì bán lâu năm nên các bà, các chị đều có nhiều mối sỉ là các quán ăn. Vì thế, đôi khi muốn nghỉ một bữa để đi chơi cũng khó. Còn chuyện đi du lịch xa thì bà Sen và mọi người chưa ai dám nghĩ đến.Nhớ nhất là hồi năm ngoái, bà Sen thấy mạng xã hội chia sẻ thông tin Đắk Lắk điểm du lịch thu hút nên rủ cả nhóm cùng đi."Hơn 30 người, thuê 3 xe đi từ nhà lên Đắk Lắk vui chơi. Có người còn mang theo 2 - 3 bộ quần áo đẹp để thay, chụp hình nhiều kiểu. Đó là lần hiếm hoi tiểu thương chợ Nam Dong được đi chơi xa, được mặc đồ đẹp chụp ảnh cùng nhau", bà Sen kể, giọng hào hứng.Ở tuổi sắp được bồng cháu, được lên chức bà, bà Sen cho rằng sức khỏe tinh thần là điều rất quan trọng. Bà cho rằng mỗi người nên chọn cho mình một hoạt động thể dục thể thao, một hội nhóm bạn bè phù hợp để tham gia."Vì không có thời gian tập thể dục buổi sáng nên nhóm tiểu thương tập vào buổi trưa, vừa được giải tỏa căng thẳng, vận động tay chân, vừa thỏa đam mê văn nghệ, miễn là không làm ảnh hưởng thời gian dành cho gia đình là được", bà Sen nói.